Sinh lý bệnh Phản vệ

Chứng quá mẫn là phản ứng dị ứng nghiêm trọng khi khởi phát nhanh chóng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể.[5][6] Đó là do sự phóng thích các chất trung gian gây viêm và các cytokine từ các tế bào mast và các tế bào basophil, điển hình là do một phản ứng miễn dịch nhưng đôi khi không phải là cơ chế miễn dịch.[6]

Miễn dịch

Trong cơ chế miễn dịch, immunoglobulin E (IgE) liên kết với kháng nguyên (vật liệu lạ gây ra phản ứng dị ứng). IgE gắn kết với kháng nguyên sau đó kích hoạt các thụ thể FcεRI trên các tế bào mast và các tế bào basophil. Điều này dẫn đến việc phóng thích ra histamine và các chất hóa học gây viêm trung gian khác (cytokin, interleukins, leukotrienes và prostaglandin) vào các mô xung quanh gây ra một số hiệu ứng có hệ thống, chẳng hạn như giãn mạch, bài tiết chất nhầy, kích thích thần kinh và sự co cơ trơn, dẫn đến sổ mũi, ngứa, khó thở, và sốc phản vệ.

Không miễn dịch

Các cơ chế không gây miễn dịch có liên quan đến các chất trực tiếp kích hoạt các tế bào mast và basophils. Kích hoạt này trải qua một quá trình gọi là degranulation, lúc đó từ thể hạt của các tế bào này phóng thích ra histamine và các chất hóa học gây viêm trung gian khác (cytokin, interleukins, leukotrienes và prostaglandin) vào các mô xung quanh. Chúng bao gồm các tác nhân như môi trường tương phản, opioid, nhiệt độ (nóng hoặc lạnh) và rung động.[6][19] Sulphites có thể gây phản ứng bởi cả cơ chế miễn dịch và không gây miễn dịch [32]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phản vệ http://www.mja.com.au/public/issues/175_12_171201/... http://smschile.cl/documentos/cursos2010/MedicalCl... http://www.diseasesdatabase.com/ddb29153.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=995.... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2515352 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3122150 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3500036 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3972293 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4625730 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5089823